Chuẩn bị những gì cho buổi phỏng vấn việc làm

Việc dựa vào Cv sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm bắt được một vài thông tin cơ bản của ứng viên như: Trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, thành tựu cá nhân đạt được, mục tiêu nghề nghiệp… Đối với từng ứng viên bạn sẽ có những câu hỏi nhất định để khai thác triệt điểm mạnh của ứng viên; quá trình xem xét lại hồ sơ là bước quan trọng để bạn có thể định hình những câu hỏi đặc thù cho mỗi ứng viên.

Kiểm tra lại email xác nhận ứng viên

Hãy đảm bảo quy trình tuyển dụng của bạn đã được chuẩn bị kỹ càng, từ khâu sàng lọc đến khâu kiểm duyệt; từ khâu thông báo lịch phỏng vấn đế việc thông qua thư mời ứng viên đến phỏng vấn.

Chuan bi cho buoi phong van viec lam

Chuẩn bị trước cho buổi phỏng vấn rất quan trọng

Nội dung trong thư mời cũng là một trong những yếu tố mà nhà tuyển dụng nên chuẩn bị trước các buổi phỏng vấn, hãy luôn đảm bảo bạn là nhà tuyển dụng chuyên nghiệp, bài bản và tạo được nhiều sự thiện cảm với các ứng viên.

Chuẩn bị bộ câu hỏi mở – Đừng để buổi phỏng vấn chỉ có câu trả lời có và không

Việc chuẩn bị câu hỏi cho ứng viên cũng là một bước rất quan trọng trong quá trình tuyển dụng. Đối với các tập đoàn lớn họ thường cho ứng viên đi sâu vào các câu hỏi IQ hoặc những câu hỏi liên quan đến kiến thức chuyên ngành, ứng viên được coi là xuất sắc khi sở hữu 2 yếu tố: Trả lời và xử lý tốt các tình huống được đưa ra và ứng viên đó có chỉ số IQ cao.

Chuan bi cho buoi phong van viec lam

Bí quyết

Đừng bao giờ đưa ra quyết định dựa theo cảm tính

Là một nhà tuyển dụng chuyên nghiệp bạn không nên đưa ra những quyết định theo cảm tính của mình, hãy dựa vào năng lực thực sự của ứng viên để có quyết định chính xác. Doanh nghiệp cầ một nhân viên phù hợp với công việc, chứ không cần một người chỉ hợp với riêng bạn, thêm nữa nếu bạn chỉ tuyển nhân viên vì bề ngoài mà không quan tâm đến năng lực thật sự của họ, điều này đồng nghĩa với việc bạn là người tuyển dụng không có tâm và không có tài.

Để tránh tình trạng bị cảm xúc chi phối, thì bạn tuyệt đối không nên đánh giá bằng mắt thường, chỉ nhận định ứng viên sau khi nghe sự trình bày và đối đáp của ứng viên. Hãy cho bản thân thời gian để trò chuyện với ứng viên tạo cho ứng viên những cơ hội để ứng viên thể hiện điểm mạnh của mình.

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>