Làm thế nào để quản lý tiền bạc một cách tốt nhất?
Tiếp theo là những người nghiện tiền. Họ không phải là những người bị nghiện kiếm tiền. Thực tế thì ngược lại: họ là những người nghiện tiêu tiền để đạt được sự thỏa mãn về cảm xúc hay tâm lý và cố gắng lấp đầy một khoảng trống nào đó trong cuộc sống. Những người nghiện thường không biết mình bị nghiện (dấu hiệu đầu tiên của một người nghiện). Với họ, dấu hiệu cảnh báo đầu tiên chính là suy nghĩ họ không phải là người duy nhất gặp vấn đề trong chi tiêu hay tiết kiệm. Họ biện hộ rằng: “À, tôi không phải là người duy nhất gặp phải thời khắc khó khăn”.
Nếu hỏi mọi người về cảm giác đối với tiền bạc thì phản ứng của họ đối với riêng từ tiền không thôi cũng đã là sự kết hợp giữa lo âu, sợ hãi, tuyệt vọng và lẫn lộn. Điều này cũng đúng với cả những người có thu nhập cao, có tiền tiết kiệm và sở hữu nhà.
Những khó khăn tiền bạc của chúng ta không chỉ là kết quả của sự thiếu hiểu biết mà còn do nhiều nguyên nhân. Đối với rất nhiều người, đó chính là việc không sở hữu một trạng thái tâm lý hay tinh thần kỷ luật thích hợp để kiểm soát tiền bạc và xây dựng đời sống tài chính theo hướng chúng ta mong muốn. Dưới đây là những lý do căn bản:
1. Thiếu tự tin
- Mang Viec Lam sẽ được kết nối với nhau, tạo nên một tổng thể Tìm Việc hiệu quả, giúp ích cho bạn trong quá trình tìm kiếm việc làm.
Mọi người thường thiếu tự tin một cách nghiêm trọng khi đối mặt với tiền bạc. Chính điều đó đã trở thành một rào cản tâm lý và cảm xúc vô cùng to lớn khi chúng ta muốn tìm kiếm sự giúp đỡ, giải pháp và giành lấy sự tự do tài chính.
Những thây ma tiền bạc là một phần của khái niệm: “Tôi không giỏi trong việc này và tôi sẽ chẳng bao giờ giỏi cả”. Kết quả là chúng ta sẽ chẳng làm gì; chúng ta trở nên tê liệt và lĩnh lương tháng nào tiêu hết tháng đó, bởi lẽ chúng ta không có đủ tự tin để kiểm soát tình hình tài chính cũng như đặt mục tiêu cao hơn. Thực tế thì vây quanh tiền bạc thường là cảm giác ngượng ngùng, thế nên nếu tiếp tục tin rằng mình không đủ khéo léo hoặc không đủ khả năng tự giúp đỡ bản thân thì chúng ta sẽ lại càng chìm sâu vào cảm giác xấu hổ đó, đồng thời chúng ta sẽ càng dễ dàng rơi vào tình cảnh hủy hoại đời sống tài chính cá nhân.
2. Sự thờ ơ
Những người sống thờ ơ thường nghĩ: “Tại sao lại phải bận tâm?”. Đây là những người phải gánh chịu cảm giác thất bại trước khi một sự kiện tài chính nào đó xảy ra. Trong tâm trí, họ luôn cho rằng mình sẽ chẳng bao giờ thành công khi đề cập đến việc quản lý tài chính. Họ chẳng thấy lợi lộc gì của việc làm này và cũng chẳng thể chống lại “hệ thống”. Tại sao lại bận tâm đến việc đầu tư tiền bạc vào thị trường cổ phiếu nếu như tất cả sẽ đổ sông đổ biển trong cuộc suy thoái tiếp theo? Tại sao lại bận tâm đến việc thanh toán tín dụng nếu như đó chỉ là “thả con tép bắt con tôm”? Tôi có lợi gì trong chuyện đó?
3. Thói nghiện ngập
Tiếp theo là những người nghiện tiền. Họ không phải là những người bị nghiện kiếm tiền. Thực tế thì ngược lại: họ là những người nghiện tiêu tiền để đạt được sự thỏa mãn về cảm xúc hay tâm lý và cố gắng lấp đầy một khoảng trống nào đó trong cuộc sống. Những người nghiện thường không biết mình bị nghiện (dấu hiệu đầu tiên của một người nghiện). Với họ, dấu hiệu cảnh báo đầu tiên chính là suy nghĩ họ không phải là người duy nhất gặp vấn đề trong chi tiêu hay tiết kiệm. Họ biện hộ rằng: “À, tôi không phải là người duy nhất gặp phải thời khắc khó khăn”.
- Mạng Việc Làm là một trong những trang web Tìm Việc Làm chất lượng và uy tín nhất hiện nay. Tại đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn tất cả thông tin tuyển dụng trung thực nhất, sẽ giúp bạn Tìm Việc Nhanh chóng và đem lại hiệu quả cao.
Đây chính là kết luận của Terri Ciochetti, một chuyên gia liệu pháp tâm lý kiêm cố vấn tài chính ở Nam California trong thập kỷ qua. Chuyên môn của cô chính là nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với tiền của họ. Trong suốt thời kỳ suy thoái, cô nhận thấy có rất nhiều khách hàng đến gặp cô để thú nhận những khó khăn tài chính, nhưng với thái độ kiểu như: “À, thế giới này đang trong tình cảnh khó khăn, thế nên không chỉ mỗi mình tôi”. Họ tin tưởng rằng việc lạm chi hay tiết kiệm chỉ là một giai đoạn tạm thời, bất chấp tình trạng này đã tiếp diễn hết năm này sang năm khác. “Đây là cách lý giải phổ biến của người nghiện”, Terri giải thích, “Trạng thái tâm lý kiểu không phải tôi mà là họ”. Đối với người nghiện, việc thừa nhận những khó khăn và làm quen với thực tế chính là bước đầu tiên trong quá trình hồi phục.
Vậy làm thế nào để có thể tái thiết lập được mối quan hệ lành mạnh với tiền bạc? Hãy đón đọc bài viết tiếp theo: 4 cách giúp bạn làm chủ tiền bạc
Cần thêm thông tin về các việc làm cũng như nhân sự, hãy thử tham khảo các mục dưới đây:
Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636
Leave a Reply