Mỹ và Trung Quốc bước đầu đã có thể đạt được thoả thuận dệt may
Trong một diễn biến khác, một số doanh nghiệp tại các quốc gia ở khu vực châu Âu như Đức, Thuỵ Điển, Đan Mạch và Netherland cũng đang lên sức ép yêu cầu Uỷ ban châu Âu phải nới lỏng cơ chế quota đối với hàng dệt may và nguyên phụ liệu dệt may của Trung Quốc.
Hôm qua, các nhà đàm phán của Mỹ và Trung Quốc đã thống nhất đi đến một thoả thuận về việc hạn chế nhập khẩu hàng dệt may từ Trung Quốc. Tuy nhiên, vẫn cần một cuộc bàn thảo nữa để đi đến ký kết, các quan chức của Mỹ cho biết.
- Mạng Việc Làm là một trong những trang web Tìm Việc Làm chất lượng và uy tín nhất hiện nay. Tại đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn tất cả thông tin tuyển dụng trung thực nhất, sẽ giúp bạn Tìm Việc Nhanh chóng và đem lại hiệu quả cao.
![]() |
Công nhân một xưởng may của Trung Quốc đang làm việc. |
Trước đó, ngày 16/8, Mỹ và Trung Quốc đã bắt đầu cuộc thảo luận 2 ngày tại San Francisco nhằm đạt được một hiệp định dệt may toàn diện.
Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, trước đó, các cuộc thương lượng giữa hai bên đã diễn ra trong tháng 6 và tháng 7 nhưng không đạt kết quả như mong đợi và không đạt được thoả thuận nào.
Tuy nhiên ở lần đàm phán này, theo David Spooner, một chuyên gia đàm phán của Mỹ, trong suốt hai ngày thảo luận, hai bên đã dần thu hẹp được khoảng cách. Ông Spooner hy vọng, một thoả thuận sẽ được ký kết trong ngày 17/8, song, người phát ngôn của Đại diện Thương mại Mỹ John Stubbs cho biết, hai bên cần một cuộc gặp khác để chính thức ký kết thoả thuận.
Stubbs cho biết, cuộc gặp gỡ có thể sẽ diễn ra ngay trong những ngày tới. Tuy nhiên, các chuyên gia trong đoàn đàm phán cho biết, cuộc thảo luận dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng này ở thủ đô Bắc Kinh.
Các nhà sản xuất của Mỹ trước đó đã lên sức ép đối với chính phủ Mỹ yêu cầu phải hạn chế làn sóng dệt may của Trung Quốc. Họ chỉ trích rằng, từ khi chế độ quota dệt may được dỡ bỏ vào đầu năm nay, 19 nhà máy đã buộc phải đóng cửa và 26.000 người đã bị mất việc làm.
Liên tục trong một thời gian ngắn từ 13-18/5, Mỹ đã hai lần tuyên bố tái áp dụng hạn ngạch lên một số Cat dệt may của Trung Quốc. Theo quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Mỹ có quyền được tái áp dụng hạn ngạch đối với hàng dệt may Trung Quốc tới tận năm 2008 – thời điểm mà Trung Quốc chính thức trở thành thành viên đầy đủ của WTO.
- Mang Viec Lam sẽ được kết nối với nhau, tạo nên một tổng thể Tìm Việc hiệu quả, giúp ích cho bạn trong quá trình tìm kiếm việc làm.
Tính đến nay, khoảng 20 mã hàng dệt may và nguyên liệu dệt may của Trung Quốc bị Mỹ áp hạn ngạch hoặc là nằm trong diện điều tra. Tuy nhiên, hiện một số nhà nhập khẩu và những nhà bán lẻ phía Mỹ đã chỉ trích Washington vì đã hạn chế việc nhập khẩu hàng may mặc từ thị trường 1,3 tỷ dân. Họ giải thích rằng, nếu Trung Quốc hạn chế xuất khẩu hàng dệt may thì mỗi năm chi phí cho việc mua sắm quần áo của mỗi người dân Mỹ sẽ tăng thêm ít nhất 20 USD.
Trong một diễn biến khác, một số doanh nghiệp tại các quốc gia ở khu vực châu Âu như Đức, Thuỵ Điển, Đan Mạch và Netherland cũng đang lên sức ép yêu cầu Uỷ ban châu Âu phải nới lỏng cơ chế quota đối với hàng dệt may và nguyên phụ liệu dệt may của Trung Quốc.
Cần thêm thông tin về các việc làm cũng như nhân sự, hãy thử tham khảo các mục dưới đây:
Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636
Leave a Reply